Thuốc chữa vảy nến tốt và lành tình là các sản phẩm được rất nhiều người quan tâm. Việc khắc phục và điều trị bằng thuốc chủ yếu được chỉ định theo 2 loại phổ biến là dạng uống và dạng bôi. Dưới đây là danh sách những sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng, giúp khắc phục nhanh chóng triệu chứng vảy nến trên da đồng thời ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Thuốc chữa vảy nến dạng bôi ngoài da
Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính thường gặp, khởi phát thành từng đợt xen kẽ và có thể kéo dài dai dẳng tới suốt đời. Các triệu chứng bệnh như khô rát, đỏ nóng da, da bong thành vảy trắng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thuốc chữa vảy nến được chia thành 2 dạng chính là uống và bôi. Mặc dù được xếp vào dạng bệnh tự miễn và không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt mức độ biểu hiện và ngăn ngừa tái phát.
Đối với các sản phẩm thuốc chữa vảy nến của tây y, thuốc thường được chia thành 2 loại chính là dạng thuốc uống, tiêm và bôi. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ biểu hiện bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị vảy nến phù hợp nhất. Dưới đây là một số sản phẩm dạng bôi mà độc giả có thể tham khảo:
1. Thuốc chữa vảy nến giảm bong vảy
Bong vảy và bạt sừng thành từng mảng là những triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người mắc. Để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể dùng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa Axit salicylic 2% hoặc 3%, 5%.
Tuy nhiên, các sản phẩm bôi có chứa Axit salicylic thường không hiệu quả với người mắc vảy nến mãn tính. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trên vùng da lớn có thể khiến cơ thể hấp thụ quá liều, dẫn tới nhiều tác dụng phụ.
Ở một số cơ thể nhạy cảm, sử dụng thuốc chữa vảy nến có Axit salicylic có thể gây kích ứng da và suy yếu các nang lông, gãy rụng tóc. Chính vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bệnh, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.
2. Thuốc trị vảy nến tốt nhất hiện nay chứa Corticosteroid
Thuốc mỡ Corticosteroid là các sản phẩm bôi ngoài da được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ngoài da, bao gồm bệnh vảy nến thể nhẹ đến trung bình. Các dẫn xuất của corticoid đã được chứng minh có khả năng kháng lại các tác nhân gây dị ứng, giảm biểu hiện bệnh vảy nến một cách rõ rệt.
Thuốc mỡ Corticosteroid là các sản phẩm bôi ngoài da điều trị vảy nến phổ biến
Ưu điểm nổi bật nhất của các sản phẩm này đến từ khả năng cản trở quá trình tổng hợp DNA, ức chế bạch cầu đa nhân, giảm quá trình tăng sinh lớp sừng mới trên da. Khi dùng thuốc đúng cách, biểu hiện viêm đỏ, sưng phù sẽ nhanh chóng được giảm đáng kể.
Thuốc được sản xuất với nhiều nồng độ khác nhau nên có thể sử dụng trên da nhạy cảm. Một số loại thuốc mỡ Corticosteroid phổ biến có thể kể đến như: Eumovate, Flucinar, Lorinden…
Để lựa chọn được sản phẩm thuốc bôi vảy nến có nồng độ phù hợp nhất, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Tránh tự mua thuốc liều cao do nguy cơ làm mỏng da, bỏng rát, kích ứng…Đặc biệt không nên sử dụng sản phẩm trên một vùng da rộng, cẩn trọng khi bôi cho trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai
3. Thuốc Daivonex điều trị vảy nến hiệu quả
Thuốc chữa vảy nến Daivonex là một loại chất tổng hợp, đồng đẳng với vitamin D, đặc trưng bởi công dụng làm chậm quá trình tăng sinh các tế bào da, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào sừng và ức chế ảnh hưởng của tế bào lympho T tốt hơn Corticoid.
Nhờ đó Daivonex rất phù hợp dùng để giảm triệu chứng bệnh vảy nến thể nhẹ đến trung bình. Thuốc thường được sản xuất ở dạng kem đặc và sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác nhằm gia tăng hiệu quả trên da.
Tuy nhiên, thuốc Daivonex chữa bệnh vảy nến có giá thành tương đối cao, hạn chế sử dụng trên nền da nhạy cảm và được khuyến cáo không nên bôi quá 16% diện tích da trên cơ thể.
Daivonex có cơ chế hoạt động tương tự corticoid nhưng có tác dụng ức chế cao hơn. Sản phẩm cho hiệu quả tốt nhất sau 3 – 6 tuần sử dụng, không thích hợp bôi trên vùng da mặt. Để tránh tình trạng tồn đọng canxi gây thâm và cứng da, bạn nên rửa sạch tay sau dùng thuốc.
4. Thuốc vảy nến chứa Anthralin dạng bôi
Anthralin có tác dụng ức chế các loại enzyme thúc đẩy hình thành tế bào da. Tác dụng nổi bật nhất của sản phẩm chính là khả năng loại vảy da, hạn chế khô da, bong tróc và giúp da nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp mịn màng. Tuy nhiên, sản phẩm không được khuyến khích dùng trong thời gian dài.
Nồng độ thuốc được khuyên dùng nên chỉ ở mức từ 0.1 – 0.3% để hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Khác với những loại thuốc chữa vảy nến trên thị trường, Anthralin cần được rửa lại với nước sau khoảng 10 – 20 bôi trên da do khả năng gây ố bất cứ bề mặt nào và liều lượng sử dụng không quá 2 lần/tuần. Khi dùng thuốc, bạn nên tránh xa vùng da gần mắt.
5. Thuốc ức chế Calcineurin điều trị bệnh vảy nến
Các loại thuốc chữa vảy nến ức chế Calcineurin như Tacrolimus và Pimecrolimus có tác dụng giảm viêm, giảm khả năng tích tụ vảy da và hỗ trợ ngăn ngừa quá trình hình thành các tế bào da mới.
Thuốc ức chế Calcineurin có thể điều trị vảy nến ở những vùng da nhạy cảm như xung quanh mắt. Tuy nhiên, sản phẩm không nên dùng trong thời gian dài để tránh các nguy cơ ung thư da và ung thư hạch.
6. Thuốc mới điều trị bệnh vẩy nến từ retinoids
Các sản phẩm điều trị bệnh da liễu có chứa Retinoids đang ngày một trở nên phổ biến hơn trên thị trường. Retinoids là chiết xuất từ vitamin A tổng hợp có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện các vấn đề trên da.
Mặc dù được đánh giá cao trong công dụng điều trị bệnh vảy nến nhưng retinoids vẫn tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Phổ biến nhất có thể kể đến khả năng gây kích ứng da, rối loạn sắc tố, tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý che chắn và sử dụng kem chống nắng hằng ngày.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng Retinoids cho phụ nữ có thai, đang cho con bú vì nguy cơ gây dị tật và rối loạn phát triển. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn nồng độ phù hợp, kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính khác.
7. Goudron – thuốc trị vảy nến bằng nhựa than đá
Gourdon là loại thuốc thuộc nhóm khử oxy, có nguồn gốc từ than đá hoặc than gỗ và được chưng cất hoặc thủy phân để cho ra thành phẩm. Thuốc có kết cấu dạng lỏng hơi dính, màu đen và có mùi nhựa đường hơi khó chịu.
Thuốc có tính axit cao, được chứng minh có tác dụng đáng kể trong điều trị vảy nến, hạn chế tình trạng bong da, kháng viêm, phù hợp với người mắc bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, Eczema…Khi bôi sản phẩm thường xuyên, bạn có thể nhận thấy khả năng làm lành tổn thương nhanh chóng, tan vùng da thâm, làm mềm các vùng khô cứng và giảm thiểu tình trạng sản xuất tế bào da quá nhanh.
Trên đây là tổng hợp những loại thuốc bôi trị bệnh vảy nến hữu ích mà người dùng có thể tham khảo. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!