Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, không đe dọa đến tính mạng nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mụn nước chứa dịch trong hoặc mủ là dấu hiệu cơ bản của bệnh, chúng xuất hiện trên khắp bề mặt da, gây ngứa và mất thẩm mỹ. Vậy thủy đậu bao lâu thì khỏi được nhiều người quan tâm.
1. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?
Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở mức độ cấp tính do chủng Virus thủy đậu có tên khoa học Varicella Virus gây nên. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Khi thời tiết có độ ẩm nồm là thời điểm lý tưởng hình thành bệnh.
Biểu hiện cơ bản nhất của bệnh thủy đậu là các nốt mụn nước chứa dịch trong, lan nhanh đến mọi vị trí trên cơ thể trong vòng 24h từ lúc khởi phát bệnh.
Bệnh có khả năng lây nhiễm bằng nhiều đường khác nhau, để lại những biến chứng nguy hiểm, có thể hình thành sẹo trên bề mặt da. Do đó, mỗi cá nhân cần có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này để phòng chống và điều trị hiệu quả. Tránh kéo dài bệnh gây biến chứng nguy hiểm và hình thành những lo lắng “thủy đậu bao lâu thì khỏi” dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.
2. Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi
Bệnh thủy đậu chia thành 4 giai đoạn phát triển, tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và kết luận bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi.
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian để thủy đậu lây lan mầm bệnh sang người khỏe mạnh là 1 đến 2 ngày. Thông thường, trong khoảng 14 ngày ủ bệnh, hầu như chúng không xuất hiện dấu hiệu rõ ràng để tiến hành nhận biết, thực hiện thăm khám và điều trị.
Giai đoạn khởi phát
Sau thời gian ủ bệnh, Virus thủy đậu tiến hành hoạt động gây nên những biểu hiện như: sốt kèm mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 24 đến 48 giờ hoặc tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát thường giống với nhiều bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn.
Giai đoạn toàn phát
Bệnh chuyển biến nặng hơn với những triệu chứng rõ ràng như: sốt giảm, mệt mỏi, mất sức ở cơ tay và chân. Các cơn sốt có thể ở mức độ vừa hoặc cao, kèm theo đó là các mụn nước xuất hiện với tốc độ nhanh chóng, gây khó chịu. Một số đối tượng còn có tình trạng nôn ói, đau nhức cơ xương khớp dữ dội.
Không nên thực hiện chà xát, cào gãi khi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, tránh làm vỡ các mụn nước gây nhiễm trùng, dẫn đến bệnh phát triển nhanh chóng và xuất hiện mủ lẫn trong dịch. Giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Giai đoạn hồi phục
Sau khi phát bệnh trong khoảng thời gian 10 ngày, các mụn nước bắt đầu tự vỡ ra và khô lại, hình thành vảy và bong tróc. Phần lớn, bệnh không để lại sẹo nếu tuân thủ đúng liệu trình và phương pháp điều trị.
Một số mụn nước sau khi vỡ ra sẽ hình thành vết thâm, bệnh nhân nên tiến hành gặp bác sĩ để được tư vấn, kê đơn thuốc đặc trị, tránh kéo dài gây mất thẩm mỹ.
Như vậy có thể thấy, bệnh thủy đậu sẽ khỏi trong khoảng thời gian 1 tháng. Tuy nhiên, vấn đề “bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phương pháp điều trị, thể trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng,…
Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh thủy đậu tuyệt đối không chủ quan, tránh để lại biến chứng cho thai nhi
3. Những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ dễ dàng phát triển nhanh chóng, để lại những biến chứng nguy hiểm, gây hại cho đến sức khỏe.
- Biến chứng thường gặp nhất là tình trạng bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm da. Những mụn nước xuất hiện mủ, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, đối với bệnh nhân sức khỏe kém có thể dẫn đến hoại tử nốt thủy đậu.
- Gây nên tình trạng viêm tai (tại vị trí tai ngoài hoặc giữa), viêm thanh quản, viêm phổi hoặc có thể dẫn đến tiểu ra máu.
- Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là dẫn đến viêm não – màng não, có thể gây tử vong nếu không sớm phát hiện và điều trị.
- Bệnh có thể di truyền từ mẹ sang con nếu phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn thai nhi được 3 tháng tuổi hoặc sắp sinh. Bé hình thành hội chứng thủy đậu bẩm sinh, biểu hiện như: đầu nhỏ, dâ xuất hiện sẹo, đục thủy tinh thể, nhẹ cân,…
- Ngoài ra, bệnh thủy đậu sau khi điều trị khỏi có thể vẫn tồn tại siêu vi thủy đậu tại các hạch thần kinh dưới dạng ngủ đông. Khi sức đề kháng kém hay các yếu tố thuận lợi tác động có thể dẫn đến Virus tái hoạt động, hình thành bệnh Zona thần kinh nguy hiểm.
4. Kỹ thuật điều trị thủy đậu
Hiện nay, thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ sử dụng các nhóm thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân có thể tiến hành điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Đối với trường hợp xuất hiện biến chứng nặng, nên thực hiện điều trị nội trú tại bệnh viện. Để hạn chế nguy cơ lây lan và rút ngắn thời gian điều trị, cần chú ý:
Điều trị tại nhà
- Sử dụng quần áo rộng, vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế tiếp xúc với gió.
- Tuyệt đối không gãi hay làm vỡ các mụn nước, tránh trường hợp dịch nước lây lan.
- Vệ sinh các mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn, tránh tắm rửa bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
- Cần đưa bệnh nhân đến nơi điều trị uy tín, chất lượng nếu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, bất thường.
- Thực hiện cách ly, hạn chế tiếp xúc nhằm tránh lây lan cho người khác.
Khi sử dụng thuốc
- Sử dụng thuốc tím trên các nốt mụn nước nhằm giảm viêm, tránh hình thành sẹo.
- Khi mụn nước bắt đầu vỡ ra, nên thoa dung dịch Methylen, tuyệt đối không dùng thuốc mỡ Tetaxilin, thuốc đỏ.
- Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo không nên dùng kem chứa Phenol.
Phương pháp điều trị là yếu tố quan trọng quyết định thủy đậu bao lâu thì khỏi
Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về sức khỏe, phương pháp điều trị,… Mỗi cá nhân nên chủ động thực hiện các phương pháp phòng chống bệnh, đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên sớm thực hiện tiêm vắc xin phòng chống thủy đậu.