Các loại thuốc trị bệnh tổ đỉa được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay là thuốc tím, cồn thuốc, thuốc bôi Flucinar, thuốc Bactroban,… Người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả mang lại và tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Dùng thuốc điều trị bệnh tổ đỉa có tác dụng kiểm soát mức độ lây lan của bệnh và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dựa vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai. Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
1. Cồn thuốc BSI 1 – 3%
Khi bệnh tổ đỉa khởi phát ở giai đoạn nổi mụn nước trên da, bạn có thể sử dụng cồn thuốc BSI 1 – 2% để cải thiện. Thành phần chính của cồn thuốc là i-ốt, Acid salicylic và Acid benzoic. Khi các hoạt chất này tiếp xúc với vùng da bị thương sẽ có tác dụng sát khuẩn, cải thiện tình trạng da dày sừng và bong tróc. Đồng thời, làm suy yếu hoạt động của các tác nhân gây hại trên da như vi nấm, vi khuẩn,… và mang lại hiệu quả chống bội nhiễm.
Cách dùng:
- Vệ sinh tay và vùng da bị bệnh thật sạch sẽ, lấy bông gòn thấm vào một ít dịch thuốc rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
- Chống chỉ định với những trường hợp đang có dấu hiệu nhiễm trùng da hoặc dị ứng mẩn cảm với thành phần dược tính trong cồn thuốc.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng cồn thuốc là châm chích da, nóng rát, lột da, da thâm sạm,…
2. Thuốc tím pha loãng
Thuốc tím còn được gọi với cái tên khác là kali pemanganat. Xét về tính chất vật lý, đây là chất lỏng không mùi, có màu tím đỏ hoặc tím đậm. Tác dụng chính của thuốc tím là kháng khuẩn và kháng nấm tại chỗ, thường được tận dụng để điều trị một số vấn đề về da liễu thường gặp. Ví dụ như tổ đỉa, chàm, viêm da, nhiễm nấm, mụn trứng cá,…
Cách dùng:
- Khi bệnh tổ đỉa mới khởi phát, bạn nên pha loãng thuốc tím với nước theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Thực hiện với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày là được.
- Với những trường hợp tổn thương da đang bị rỉ dịch hoặc làm mủ, nên bôi thuốc tím lên trực tiếp bề mặt da với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày.
- Sau khi bôi thuốc, để cho thuốc khô tự nhiên rồi mới mặc quần áo. Không tự ý dùng băng gạc y tế che kín vùng da bị tổn thương sau khi bôi thuốc tím.
3. Dung dịch Milian
Dung dịch Milian cũng là một trong những sản phẩm thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh tổ đỉa. Thành phần chính của dung dịch này là xanh Methylen, tím tinh thể và nước tinh khiết. Thời điểm sử dụng dung dịch Milian điều trị tổ đỉa phù hợp nhất là khi vùng da tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước, có mủ, rỉ dịch hoặc trợt loét. Tác dụng chính của dung dịch Milian là sát trùng nhẹ bằng cách liên kết với các axit nucleic của virus để phá vỡ các phân tử virus.
Cách dùng:
- Dùng bông gòn thấm dung dịch Milian rồi thoa lên vùng da bị tổn thương với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày. Cần vệ sinh da sạch sẽ trước đó để tránh bị nhiễm khuẩn lan rộng và bội nhiễm.
- Nên sử dụng sản phẩm liên tục từ 3 – 5 ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Kem bôi Bactroban trị tổ đỉa
Bactroban là thuốc kháng sinh dạng bôi, thường được điều chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Loại thuốc này thường được kê đơn điều trị tổ đỉa gây nhiễm trùng hoặc lở loét da, đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng da trên diện tích nhỏ (đường kính dưới 10cm).
Thành phần dược tính trong kem bôi Bactroban là Mupirocin, Polyetylen glycol và Polyetylen glycol. Công dụng chính của các hoạt chất này là ức chế quá trình phân chia tế bào vi khuẩn và dần tiêu diệt chúng. Từ đó, tình trạng nhiễm trùng da sẽ dần được cải thiện và hỗ trợ phục hồi bề mặt da bị tổn thương.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, lấy một lượng thuốc vừa đủ để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Không sử dụng kem bôi Bactroban điều trị bệnh khi bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc. Tránh sử dụng thuốc Bactroban kết hợp với Cannula.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu không dùng thuốc đúng cách là nổi mẩn đỏ và ban ngứa, khô da, bỏng rát ngoài da, rối loạn chức năng da,…
5. Kem bôi chữa tổ đỉa Dermovate Cream
Dermovate Cream cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa khá phổ biến. Thuốc được điều chế dưới hai dạng là kem bôi và thuốc mỡ bôi với thành phần chính là Clobetasol propionate 0,0525%. Ngoài ra, thuốc còn được bổ sung thêm một số loại tá dược khác như Propylene Glycol, Cetosteryl Alcohol, lorocreso,…
Bạn có thể sử dụng kem bôi Dermovate Cream để điều trị bệnh tổ đỉa khi mụn nước trên da đã giảm bớt và tổn thương da đang trong giai đoạn phục hồi. Công dụng chính của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp các chất trung gian gây dị ứng, mang lại hiệu quả chống viêm và giảm ngứa.
Cách sử dụng:
- Bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương với tần suất 4 lần/ngày. Thời gian điều trị không kéo dài quá 2 tuần.
- Chống chỉ định sản phẩm với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, trẻ em dưới 12 tuổi, đang bị nhiễm trùng da. Không bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm hoặc niêm mạc.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là nóng rát, teo da, giảm sắc tố da, viêm da dị ứng, viêm nang lông,…
6. Kem bôi Flucinar trị tổ đỉa
Flucinar thuộc nhóm thuốc corticoid dạng bôi. Loại thuốc này thường được chỉ định điều trị ngắn hạn cho những trường hợp tổ đỉa đang trong giai đoạn viêm da kèm theo ngứa ngáy nghiêm trọng. Thuốc bôi Flucinar được điều chế dưới dạng thuốc mỡ, bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
Thành phần chính của thuốc mỡ Flucinar là Fluocinolone acetonide. Khi hoạt chất này được da hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả chống viêm và ổn định hoạt động của lớp màng lysosom. Từ đó, triệu chứng sưng đỏ và phù nề trên bề mặt da sẽ được cải thiện đáng kể, đẩy nhanh quá trình tái tạo tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây ra. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Flucinar kết hợp với thuốc chứa acid salicylic hoặc thuốc kháng sinh để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, nặn một ít thuốc ra tăm bông rồi thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổ đỉa. Lặp lại từ 2 – 4 lần/ngày dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
- Chống chỉ định sản phẩm với người bị dị ứng với thành phần của thuốc, trẻ sơ sinh, đang bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm ngoài da, bị giang mai,….
- Nếu bạn lạm dụng thuốc quá mức sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như mỏng da, teo da, rậm lông, nhiễm trùng nang lông,…
7. Kem bôi ngoài da Tempovate
Tempovate là kem bôi ngoài da với thành phần chính là Clobetasol. Đây là hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, có thể ức chế hoạt động của chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng. Bệnh nhân bị tổ đỉa cũng có thể sử dụng kem bôi Tempovate để điều trị bệnh tại nhà. Thành phần dược tính trong thuốc khi được da hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả giảm ngứa, giảm sưng đỏ và bong vảy. Ngoài ra, sản phẩm còn được tận dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn,…
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, lấy một lượng thuốc vừa đủ để bôi lên vùng da bị bệnh. Nên sử dụng thuốc với tần suất 4 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất
- Chỉ nên dùng thuốc Tempovate điều trị bệnh tối đa là 2 tuần, nếu có ý định dùng thuốc kéo dài bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Chống chỉ định sản phẩm với trẻ em dưới 2 tuổi, người bị dị ứng mẫn cảm với Clobetasol, bị nhiễm trùng da, tổ đỉa ở vùng da quanh miệng,…
8. Thuốc uống Griseofulvin
Thuốc Griseofulvin sẽ được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị tổ đỉa kèm theo nhiễm nấm hoặc bội nhiễm do nấm. Tác dụng chính của thuốc là ức chế quá trình phân chia ADN của tế bào nấm và dần tiêu diệt chúng. Loại thuốc này được sử dụng bằng đường uống, tác dụng toàn thân nên mang lại hiệu quả điều trị rất nhanh chóng. Với những trường hợp tổ đỉa tái phát nhiều lần trong năm kèm theo sốt cao hoặc đau nhức, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng kết hợp với một số loại thuốc tân dược khác để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Griseofulvin là thuốc điều trị toàn thân nên mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng sẽ gây ra một số vấn đề không mong muốn. Điển hình là ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của gan thận, làm suy giảm chức năng tái tạo máu. Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc Warfarin, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết để tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
9. Điều trị tổ đỉa bằng thuốc uống Loratadin
Loratadin thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2. Tác dụng chính của thuốc là chống dị ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu trên da. Khi bị tổ đỉa, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện triệu chứng của bệnh.
Thuốc Loratadin được sử dụng bằng đường uống với nhiều dạng điều chế khác nhau như viên nén, viên nhộng, viên nén nhai hoặc thuốc nước. Sau khi dùng thuốc, thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và phóng thích histamin vào da. Từ đó, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Sử dụng thuốc Loratadin điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy, viêm họng, khàn tiếng,… Cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho người bị suy gan nặng, bị động kinh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,… Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
10. Kháng sinh uống Penicillin
Penicillin là kháng sinh dạng uống, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại bên trong cơ thể. Loại thuốc này thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng và bội nhiễm. Kháng sinh cần được sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chống chỉ định kháng sinh Penicillin với những bệnh nhân đang bị hen suyễn, suy giảm chức năng thận, tiêu chảy, rối loạn đông máu,… Trường hợp dị ứng mẩn cảm với Penicillin, bác sĩ sẽ thay thế bằng kháng sinh nhóm cephalosporin.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng kháng sinh Penicillin đường uống để điều trị bệnh tổ đỉa là tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, phát ban,… Nếu sử dụng không đúng cách còn dẫn đến tình trạng lờn thuốc. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và liều trình điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý thêm bớt liều lượng của thuốc, ngưng thuốc đột ngột hoặc dùng thuốc kéo dài.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị tổ đỉa mang lại hiệu quả tốt và thường được bác sĩ kê đơn bạn có thể tham khảo. Việc dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.