Rối loạn lưỡng cực là bệnh gì là điều không phải ai cũng biết. Đây là một trong những căn bệnh tâm lý với nhiều triệu chứng phức tạp và dễ chuyển biến thành mãn tính. Bệnh không chỉ gây ra những thay đổi về trạng thái tâm lý mà còn khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Bài viết này mình sẽ giải đáp rối loạn lưỡng cực là bệnh gì, cùng tìm hiểu nhé.
Rối loạn lưỡng cực là bệnh gì?
Rối loạn lưỡng cực là bệnh gì? Đây là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm. Bệnh chủ yếu liên quan đến các trạng thái thay đổi tâm lý từ mức thấp của bệnh trầm cảm cho đến mức cao của bệnh hưng cảm. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được bệnh khi trạng thái cảm xúc trái ngược, vừa hưng cảm rồi lại trầm cảm.
Hiểu một cách đơn giản hơn về căn bệnh này chính là sự thay đổi liên tục về trạng thái cảm xúc. Khi thì mệt mỏi, buồn chán, mất đi hứng thú trong cuộc sống cùng mọi hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, sau đó lại thay đổi chuyển sang dư thừa năng lượng, phấn khích quá mức, cười vui vẻ, nói nhanh không kiểm soát…
Sự thay đổi này được gọi là rối loạn lưỡng cực, bệnh có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, vài lần trong tuần hoặc trong năm tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Những ai dễ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực
Theo một thống kê gần đây cho thấy, rối loạn lưỡng cực là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi và có tỷ lệ 1% dân số thế giới mắc phải. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn lưỡng cực, có thể là những tác động nhỏ từ cuộc sống hằng ngày cho đến những chấn thương tâm lý lớn. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những đối tượng sau:
- Người trẻ tuổi (trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi)
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và đang trong thời kỳ cho con bú khoảng 6 – 12 tháng đầu.
- Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm hoặc những thành viên trong gia đình đang mắc bệnh này.
- Những người thường xuyên phải đối mặt với sự căng thẳng, áp lực lâu ngày không được giải tỏa.
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
- Những người phải chịu sự đả kích, tổn thương tâm lý nặng nề, đột đột.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực
Bên cạnh việc tìm hiểu rối loạn lưỡng cực là bệnh gì thì ban cũng cần biết các dấu hiệu của bệnh. Những dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực được các chuyên gia đánh giá có phần tương đồng với nhiều căn bệnh tâm lý khác. Trong đó, điển hình là một số triệu chứng như:
Triệu chứng của trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực là bệnh gì?
Đây là các triệu chứng trầm cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực. Người bệnh rơi vào những trạng thái cảm xúc và lối suy nghĩ tiêu cực. Thông thường, những triệu chứng này có thể kéo dài đến vài tháng nếu sức khỏe tinh thần của người bệnh không đủ mạnh để có thể tự vượt qua.
- Đau buồn tột độ, chán nản và bất lực về bản thân
- Không cảm nhận được sự hạnh phúc
- Mất đi sự hứng thú cũng như nhiệt huyết trong công việc
- Mất năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức dù không làm việc gì quá sức.
- Rối loạn ăn uống, không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống quá mức và kéo theo tình trạng sụt ký, tăng ký.
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.
- Suy giảm ham muốn tình dục, không cảm nhận được khoái cảm khi quan hệ.
- Cảm thấy bế tắc, bi quan về cuộc sống tương lai phía trước.
- Gặp vấn đề trong việc suy nghĩ, tập trung, khó đưa ra sự quyết định, dù là việc nhỏ nhất, suy giảm trí nhớ.
- Đau mỏi vai gáy, đau đầu và thậm chí khởi phát rối loạn chuyển hóa.
- Rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực không thể thoát ra được, lúc nào cũng suy nghĩ đến cái chết, tự làm tổn thương chính mình hoặc làm tổn hại đến người khác.
Triệu chứng hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực là bệnh gì?
Khi cơn hưng cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực xuất hiện, thì trong suốt quá trình vài ngày hoặc vài tuần người bệnh sẽ cảm thấy trạng thái cảm xúc cực kỳ tốt. Họ trở nên dễ phấn khích, hưng phấn quá mức, cảm giác như bị dư thừa năng lượng phải bộc phát ra ngoài, luôn vui cười nhưng cũng dễ cáu kỉnh.
Nhiều người nghĩ rằng đây có lẽ là trạng thái người bệnh vừa thoát khỏi triệu chứng bệnh trầm cảm và bắt đầu tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn không như vậy. Sự gia tăng về khí sắc này diễn ra rất mạnh mẽ và quá mức, thậm chí không thực tế khiến người bệnh có những nhận định sai lầm, gây ra những hành vi, lời nói xấu hổ hoặc nguy hiểm khó kiểm soát.
- Tăng động, dư thừa năng lượng quá mức.
- Cảm giác vui vẻ, muốn nói chuyện, khi nói chuyện thường rất phấn khích dẫn đến nói nhanh, nói nhiều và to hơn so với bình thường. Tuy nhiên lại không kiểm soát được điều đó khiến cho người khác khó có thể theo kịp.
- Giàu năng lượng đến mức giảm nhu cầu ngủ nghỉ và luôn muốn được hoạt động.
- Dễ kích động, dẫn đến mất tập trung và sự chú ý.
- Suy nghĩ lạc quan, đơn giản quá mức và hình thành những ý tưởng táo bạo.
- Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh nặng, sẽ kéo theo một số triệu chứng của bệnh tâm thần ảo tưởng và ảo giác.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lưỡng cực
Các chuyên gia tâm lý đã kết luận rằng thực tế không có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh rối loạn lưỡng cực cả. Bệnh chỉ khởi phát triệu chứng và hình thành khi có sự xuất hiện của những nguyên nhân như:
- Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh: Các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể bị rối loạn hoạt động là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh rối loạn lưỡng cực cùng hàng loạt các bệnh tâm lý khác.
- Sự thay đổi của quá trình sinh học: Quá trình sinh học diễn ra bên trong cơ thể sẽ bị thay đổi khi mắc bệnh rối loạn lưỡng cực và ngược lại.
- Di truyền: Trong gia đình nếu có người thân như bố mẹ, anh chị em… đã hoặc đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực nói riêng, các bệnh tâm lý trầm cảm nói chung thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tâm lý, cảm xúc của con người. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến quá trình này bị rối loạn sẽ khởi phát rất nhiều bệnh, trong đó có rối loạn lưỡng cực.
- Yếu tố môi trường: Những người phải sinh sống và làm việc trong một môi trường quá căng thẳng, áp lực kéo dài, khó giải tỏa cũng dễ khởi phát bệnh rối loạn lưỡng cực.
Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực
Hiện nay, để chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn lưỡng cực chứ không phải những bệnh tâm lý khác, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế, bệnh viện tâm lý chuyên khoa trầm cảm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng bệnh thông qua các bài test trắc nghiệm, kết hợp khai thác bệnh sử bằng một vài xét nghiệm liên quan.
- Kiểm tra xem có sự xuất hiện của các triệu chứng mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn ngủ hoặc rối loạn vận động hay không.
- Xác định chính xác triệu chứng của bệnh trầm cảm kèm theo hưng cảm.
- Trong thời gian bệnh có sử dụng thuốc hay không? Sau khi sử dụng thuốc có đạt được hiệu quả hay không?
- Tiến hành đánh giá trạng thái tâm lý của người bệnh cùng suy nghĩ và cảm xúc cùng các thông tin về giấc ngủ để có cơ sở chữa bệnh tốt hơn.
- Chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu cùng các xét nghiệm khác để loại trừ bị trầm cảm hoặc hưng cảm là do bệnh lý.
- Thực hiện các bài test dành cho các thành viên trong gia đình.
Càng có nhiều thông tin, cơ sở đánh giá bệnh thì bác sĩ sẽ càng dễ chẩn đoán bệnh chính xác. Đây là bước cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua vì các triệu chứng của bệnh nếu bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn, chỉ kết luận là trầm cảm đơn thuần sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực
Sau khi biết rối loạn lưỡng cực là bệnh gì rồi bạn cần phải biết điều trị như thế nào. Để chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn lưỡng cực là một việc không dễ. Điều này càng khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp người bệnh phải sống chung với bệnh trong một thời gian dài hoặc cả đời.
Việc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực cần đảm bảo dựa trên các nguyên tắc gồm:
- Cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực ở cả 2 trạng thái cảm xúc là hưng cảm và trầm cảm.
- Phòng ngừa tái phát bệnh.
- Hỗ trợ hồi chức năng.
Theo các chuyên gia, hiện nay có 4 cách phổ biến nhất được áp dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực là:
1. Trị liệu tâm lý
Những nút thắt tâm lý được tháo gỡ từ từ sẽ kéo theo việc cải thiện những vấn đề về cảm xúc, hành vi, lời nói và phòng ngừa khởi phát các bệnh lý rối loạn tâm lý khác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được áp dụng trị liệu tâm lý nhóm để đem hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Dùng thuốc
Trị liệu tâm lý kết hợp sử dụng thuốc là “combo chữa bệnh” hiệu quả được áp dụng phổ biến từ trước đến nay. Trong hầu hết các bệnh lý về tâm thần, thuốc là sự lựa chọn tốt nhất để cải thiện triệu chứng bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh rối loạn lưỡng cực.
Đối với bệnh lý này, người bệnh sẽ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau, trung bình là 3 loại kết hợp cùng nhau mới đem lại kết quả khả quan. Quá trình điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc bắt buộc phải duy trì trong một thời gian dài. Bác sĩ sẽ cho người bệnh thử nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian đầu để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất, sau đó mới duy trì thuốc.
Điều này nhằm đảm bảo tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh tốt nhất và ít tác dụng phụ đối với sức khỏe của người bệnh. Lưu ý việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng sử dụng hoặc thay đổi liều khi chưa có sự cho phép và phải trung thực trong khai báo bệnh sử.
3. Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng phương pháp sốc điện
Trong Y học hiện đại còn có một phương pháp dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực đó là sốc điện. Tùy theo sự đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh và mong muốn trị bệnh của từng người sẽ được áp dụng khác nhau.
Đối với giai đoạn trầm cảm
Được chỉ định cho những người bệnh có kèm triệu chứng loạn thần và có ý định tự sát. Dù tuân thủ sử dụng thuốc đủ liều nhưng không khỏi hoặc bị dị ứng thuốc. Chống chỉ định sử dụng cho những người có bệnh lý nền tim mạch, hô hấp, tổn thương não…
Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chọn sốc điện đơn cực hoặc lưỡng cực. Thường thì phải duy trì thực hiện khoảng 8 – 12 lần, thực hiện hằng ngày hoặc cách ngày mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Được chỉ định khi người bệnh kháng thuốc, dị ứng thuốc và có hành vi, lời nói tổn hại bản thân, tổn thương những người xung quanh, dễ kích động mạnh… Áp dụng sốc điện trong giai đoạn này trong thời gian ngắn và chỉ từ 4 – 6 liệu trình là đã đem lại hiệu quả nếu đáp ứng điều trị.
- Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu có khát khao sống như những người bình thường và tiếp nhận điều trị chuyên sâu thì đồng thời bạn phải nuôi dưỡng những thói quen lành mạnh. Không chỉ là những thay đổi tích cực về trạng thái tâm lý mà còn phải điều chỉnh thói quen sống của mình. Tuyệt đối không để thiếu ngủ và lạm dụng chất kích thích.
Đồng thời, hãy xây dựng cho riêng bản thân một chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tập thể dục mỗi ngày để kích thích sản sinh hormone điều tiết cảm xúc và cố gắng ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Bên cạnh đó, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân và gia đình để có được sự hỗ trợ tốt nhất. Hãy bước ra khỏi giới hạn của mình và tiếp xúc, trò chuyện với mọi người như cùng nhau tham các hoạt động tập thể, đi du lịch cùng nhau cũng là cách tốt nhất để quản lý cảm xúc của bản thân.
Điều trị rối loạn lưỡng cực tại trung tâm tâm lý có đội ngũ chuyên gia vững chắc về chuyên môn sẽ giúp người bệnh loại bỏ neo tiêu cực trong cuộc sống, tháo gỡ những vướng mắc ở tận sâu gốc rễ gây bệnh để thay đổi quan điểm, định hình tư duy tích cực hơn. Từ đó, người bệnh có cơ sở cài đặt niềm tin mới cho cuộc sống vui vẻ, cân bằng, hạnh phúc hơn.
Hy vọng những thông tin rối loạn lưỡng cực là bệnh gì trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh tâm lý này. Việc hiểu rõ về bản chất cũng như cách điều trị sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những thay đổi về tâm lý và cảm xúc, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng.