Trang chủ Bệnh thường gặp 8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp không nên chủ...

8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp không nên chủ quan

Việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời và hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm (hoặc trúng thực theo cách gọi dân gian) là gì? Đây là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm khuẩn như nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại. Các sinh vật có hại trong thực phẩm thường bị phá hủy trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hành vệ sinh tốt và bảo quản thực phẩm đúng cách thì ngay cả thực phẩm nấu chín cũng còn tồn tại các vi sinh vật ấy và có thể gây ngộ độc.

Việc ăn thực phẩm có chứa độc tố độc hại cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm này có thể xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm như một số loài nấm hoặc vi khuẩn trong thực phẩm đã bị hỏng.

Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày kể từ lúc bạn ăn thức ăn nhiễm độc. Triệu chứng nặng nhẹ, kéo dài hay mau khỏi phụ thuộc vào các loại tác nhân gây ngộ độc, lượng thức ăn tiêu thụ và hệ miễn dịch của bạn. Dưới đây là 8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.

8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu ngay

1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm: Đau bụng

Dấu hiệu hay triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Đau bụng là một trong những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đầu tiên mà bạn thường gặp.

Có thể bạn quan tâm:

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau là do sự co thắt cơ dạ dày vùng trên rốn hoặc ruột non quanh rốn để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ống tiêu hóa nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Do đó, khi triệu chứng này xuất hiện một mình vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm.

2. Tiêu chảy là dấu hiệu ngộ độc thức ăn

Đau bụng
Đau bụng

Tiêu chảy là biểu hiện ngộ độc thực phẩm phổ biến, là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đây là một triệu chứng trúng thực điển hình, xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.

Tình trạng tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm khác như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc đau bụng. Tần suất bị tiêu chảy nhiều có thể khiến cơ thể mất nước và các khoáng chất, nặng hơn có thể tụt huyết áp. Do đó, điều quan trọng là bạn cần bổ sung nước đầy đủ để duy trì lượng nước cho cơ thể, ổn định tuần hoàn.

Để kiểm tra xem có bị mất nước hay không, bạn hãy theo dõi màu của nước tiểu, bình thường là màu vàng nhạt hoặc trong. Nếu nước tiểu sẫm màu hơn, lượng nước tiểu ít đi, cảm giác luôn khát nước, môi khô là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3. Đau đầu là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì hay khi bị ngộ độc thực phẩm có triệu chứng gì? Theo các chuyên gia, ngoài 2 dấu hiệu kể trên thì đau đầu, chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị nhức đầu do các nguyên nhân như: căng thẳng, uống quá nhiều rượu, thức ăn có nhiều bột ngọt, mất nước và mệt mỏi. Do đó, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là nôn mửa và tiêu chảy dẫn đến đau đầu. Đặc biệt triệu chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân mất nước và sốt.

4. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là mệt mỏi và chán ăn

Tình trạng mệt mỏi, chán ăn bất thường cũng có thể là biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Trong một phần của phản ứng miễn dịch, cơ thể giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Cytokine có vai trò quan trọng điều hòa phản ứng miễn dịch cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng bằng cách truyền thông tin cho các tế bào miễn dịch tìm đến và tiêu diệt mầm bệnh. Quá trình này dẫn đến các biểu hiện như sốt, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi.

Do đó, nếu bạn cảm thấy đuối sức hoặc mệt mỏi do ngộ độc thực phẩm, điều tốt nhất bạn nên làm là lắng nghe cơ thể và hãy nghỉ ngơi để sức khỏe hồi phục.

5. Buồn nôn và nôn: Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Môn mửa khéo dài
Môn mửa khéo dài

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu tự nhiên thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Đây là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại.

Trong thực tế, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn. Cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tình trạng nôn mửa gây mất nước.

6. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm: Ớn lạnh

Rùng mình, ớn lạnh có phải là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm không? Theo các chuyên gia sức khỏe cảm giác ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ cơ thể. Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt. Việc cơ thể bạn tăng nhiệt độ là do tác động của pyrogen (một chất hoặc tác nhân được giải phỏng bởi hệ miễn dịch hay các vi khuẩn, virus và nấm sản xuất ra).

Thực tế, tình trạng ớn lạnh thường đi kèm với những cơn sốt, vì pyrogens lừa cơ thể bạn nghĩ rằng cơ thể đang lạnh và cần phải làm nóng.

7. Sốt là biểu hiện ngộ độc thực phẩm

Sốt cao
Sốt cao

Khi bị ngộ độc thực phẩm có bị sốt không? Sốt là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm khi nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38ºC. Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh và xuất hiện như một phần trong cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Sự gia tăng nhiệt độ này làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Sốt còn được gây ra bởi pyrogens làm kích hoạt sự gia tăng nhiệt độ, được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch hoặc vi khuẩn truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Chất này gây sốt bằng cách gửi tin nhắn lừa bộ não khiến nó nghĩ rằng cơ thể lạnh hơn bình thường. Điều này khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nhiệt hơn, do đó làm tăng nhiệt độ cơ thể.

8. Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm: Đau cơ

Bạn có thể bị đau cơ bắp do nhiễm trùng khi bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể giải phóng histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng.

Histamine giúp tăng lưu lượng máu đến các khu vực bị nhiễm bệnh trên cơ thể. Cùng với các chất khác liên quan đến phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như cytokine, histamine có thể đến các bộ phận khác trên cơ thể và kích hoạt các thụ thể gây đau. Điều này khiến cho một số bộ phận của cơ thể bạn nhạy cảm hơn với cơn đau và dẫn đến những cơn đau âm ỉ mà bạn thường gặp phải khi bị ốm.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Phòng ngừa ngộc độc thực phẩm
Phòng ngừa ngộc độc thực phẩm

Có thể bạn quan tâm:

Cùng với việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bạn cũng nên lưu ý tránh tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn thông thường, chẳng hạn như:

  • Động vật có vỏ còn sống
  • Thịt cá chưa nấu chín
  • Trái cây và rau quả chưa rửa
  • Trứng sống, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng…
Để ngăn ngừa triệu chứng ngộ độc thức ăn, bạn hãy vệ sinh cá nhân và làm sạch thực phẩm thật kỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn nhà bếp sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, dự trữ, chuẩn bị và nấu thức ăn đúng cách.

Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Một số thực phẩm bạn nên dùng khi bị ngộ độc thực phẩm như:

  • Nước: Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó, việc bổ sung nước đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cũng có thể uống dung dịch oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
  • Thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ thống dạ dày ruột thường yếu, bạn nên lựa chọn một số món ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, trái cây mềm…
  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Bạn nên bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa lợi khuẩn mà bạn có thể bổ sung.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến tử vong. Bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi sạch, chú ý chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, không nên dùng thức ăn đã quá hạn, có mùi lạ hay ôi thiu để tránh roi vào tình trạng bị ngộ độc thực phẩm nhé!

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất