Trang chủ Bệnh truyền nhiễm Vì sao móng tay bị sần, móng chân bị dày sừng? -...

Vì sao móng tay bị sần, móng chân bị dày sừng? – Cách trị

Móng tay bị sần, móng chân dày sừng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Tuy không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn.

1. Móng tay móng chân có thể mắc bệnh

Móng tay, móng chân được cấu tạo bởi chất sừng có nhiều lưu huỳnh, cứng và có chức năng bảo vệ đầu các ngón trong đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay và móng chân cũng có thể bị một số bệnh lý do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm móng tay, móng chân… gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh lý về móng tay và móng chân có thể do các nguyên nhân như: chấn thương; biểu hiện của bệnh về da (ví dụ như bệnh vẩy nến, nấm móng…); nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm; u tân sinh tại móng hoặc cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý toàn thân (như tim mạch, tâm phế mạn, viêm bì cơ…). Khi móng tay bị sần, móng chân dày sùi thường kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Màu sắc móng tay, móng chân khác thường, có thể là màu vàng, ố, nâu, đen.
  • Bên cạnh việc móng chân và móng tay bị sần thì có thể khô, xốp, dễ bị gãy.
  • Xuất hiện một số vết ngang dọc trên móng hoặc phủ một lớp cát mịn làm móng khác với ban đầu.
  • Nếu tình trạng này để lâu dài sẽ gây ra đau nhức, sưng đỏ, nặng hơn gây chảy máu hoặc mủ nằm bên trong móng nên có mùi khó chịu, dẫn đến bong tróc, tổn thương móng và khu vực lân cận..

Móng chân dày sừng lâu ngày có thể bị đau nhức và có máu mủ bên trong
Móng chân dày sừng lâu ngày có thể bị đau nhức và có máu mủ bên trong

2. Một số bệnh khiến móng tay, móng chân bị dày sừng, sần sùi

 

2.1 Nấm móng Candida

Nấm móng Candida thường gây bệnh ở móng tay khiến móng tay bị sần, viêm quanh móng mạn tính là một số các loại bệnh do nấm candida gây nên. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là do con người làm việc trong môi trường bí và ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm… Do vậy, để việc điều trị bệnh nấm móng Candida hiệu quả, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Cải thiện môi trường thường xuyên phải làm việc.
  • Vệ sinh đúng cách các ngón tay sau khi làm việc ở môi trường bí và ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Các thuốc thường được dùng để điều trị là kem bôi tại chỗ Lamisil, Nizoral… và thuốc uống Fluconazol, Itraconazol hoặc Ketocnazol.

2.2. Nấm móng do các loại nấm sợi

Biểu hiện của loại nấm này là gây thương tổn ở bờ tự do của móng hoặc cạnh móng tay và móng chân. Nấm móng ở dạng này thường do chủng nấm Trichophyton rubrum gây nên. Các triệu chứng bao gồm:

  • Móng tay, móng chân lên và dẫn đến việc rất dễ gãy.
  • Nấm sẽ ăn dần móng từ bờ tự do vào, sau đó nó có thể ăn hết toàn bộ móng.
  • Nó có thể gây nên nấm da ở vùng lân cận hoặc vùng da khác trên cơ thể.
  • Sau khi điều trị khỏi, móng sẽ mọc ra bình thường.

Việc điều trị nấm móng do các loại nấm sợi như sau:

  • Cải thiện môi trường xung quanh.
  • Vệ sinh ngón tay, ngón chân thường xuyên
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Vệ sinh tay chân thường xuyên để điều trị nấm móng do các loại nấm sợi
Vệ sinh tay chân thường xuyên để điều trị nấm móng do các loại nấm sợi

2.3. Viêm móng và quanh móng

Bệnh này hiện rất hay gặp vì liên quan đến viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất. Vì vậy, những người hay tiếp xúc với hóa chất như: giặt giũ, rửa bát chén mà không sử dụng găng tay bảo vệ; làm đẹp móng không cẩn thận sẽ dễ gây viêm móng và quanh móng. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh bị bội nhiễm. Khi bị viêm móng và quanh móng, các biểu hiện thường gặp là:

  • Móng tay bị viêm, kéo theo viêm quanh móng mạn tính hoặc viêm cấp tính
  • Do bị viêm nên vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có mủ
  • Móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu vàng hoặc xanh và đen
  • Mặt móng bị sần sùi, kẻ vạch, móng dày và có thể bị tách ra khỏi nền móng.
  • Trường hợp nặng có thể bị áp xe nền móng.
  • Bị nấm móng ở một hay nhiều móng.

Khi mắc bệnh, da bàn tay, ngón tay cũng bị bệnh thường gọi là á sừng. Việc điều trị bệnh cần phải:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, nước bằng cách đi găng tay bảo vệ khi làm việc.
  • Tiếp theo, người bệnh cần được điều trị nhiễm trùng nếu có
  • Điều trị viêm da bằng các loại thuốc có chứa corticoid.

2.4. Bệnh móng bị tách

Bệnh móng bị tách cũng là bệnh thường gặp nhiều hiện nay. Bệnh có thể là biểu hiện của các bệnh vẩy nến, nhiễm nấm móng, thuốc, tiếp xúc với hóa chất hoặc chấn thương. Các nguyên nhân gây móng tách và phương pháp điều trị như sau:

  • Bệnh vẩy nến, nhiễm khuẩn, do nấm khiến móng tách thì cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Nếu móng tay bị tách bạn nên đến gặp bái sĩ để khám
Nếu móng tay bị tách bạn nên đến gặp bái sĩ để khám

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị móng tay bị sần phải mất thời gian khá dài và cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi định kỳ. Việc người bệnh phải làm là tránh chấn thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất