Trang chủ Các bệnh ung thư Ung thư phổi di căn xương điều trị như thế nào?

Ung thư phổi di căn xương điều trị như thế nào?

Ung thư phổi di căn xương gây đau đớn, ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị chỉ giúp bệnh tình thuyên giảm, không thể tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư.

1. Ung thư phổi di căn xương là gì?

Ung thư phổi di căn là tình trạng các tế bào đột biến trong phổi lây lan tới các bộ phận khác nhau trên cơ thể như xương, gan, não, tuyến thượng thận,… Ung thư phổi di căn xương là hiện tượng các tế bào ung thư từ phổi lây lan tới xương thông qua đường máu hoặc mạch bạch huyết. Ung thư phổi di căn xương là giai đoạn mấy? Tình trạng này gặp ở 30 – 40% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 hoặc 4.

Có thể bạn quan tâm:

Ung thư phổi di căn xương thường gặp ở giai đoạn 3 - 4
Ung thư phổi di căn xương thường gặp ở giai đoạn 3 – 4

Ung thư phổi di căn tới xương chủ yếu ở các xương như:

  • Cột sống, đặc biệt là đốt sống ở ngực và vùng bụng dưới.
  • Xương chậu.
  • Xương trên cánh tay và chân (xương bàn chân và xương đùi).

2. Dấu hiệu ung thư phổi di căn xương

Khi ung thư phổi đã di căn, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng đặc trưng ở vị trí tế bào ung thư lan tới. Cụ thể, nếu tế bào ung thư phổi di căn tới xương, bệnh nhân dễ có các biểu hiện sau:

2.1 Đau xương

Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là biến chứng cơ bản nhất của ung thư phổi di căn xương giai đoạn 4. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau ban đầu giống như cơ thể đang chịu tác động mạnh hoặc căng cơ. Tuy nhiên, triệu chứng đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu di căn xương ở cánh tay và chân, cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh cử động. Nếu tế bào ung thư phổi di căn tới cột sống, bệnh nhân sẽ đau hơn vào ban đêm và sau khi nằm nghỉ.

Đau xương là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi di căn tới xương
Đau xương là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi di căn tới xương

2.2 Chèn ép tủy sống

Khối u thứ phát phát triển trong xương, chèn ép tủy sống có thể gây đau cho bệnh nhân khi đi lại, cử động, gây ngứa hoặc yếu chân. Nếu tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng ở khu vực cột sống dưới, người bệnh có nguy cơ bị suy thoái ruột và bàng quang. Đây là trường hợp y tế khẩn cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân.

2.3 Gãy xương và tăng hàm lượng canxi trong máu

Trong một số trường hợp, gãy xương bệnh lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ung thư phổi di căn xương. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư lấy đi chất dinh dưỡng, thay thế mô xương khỏe mạnh, khiến xương suy yếu và dễ gãy. Tình trạng xương gãy có thể xảy ra mà không do bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có biện pháp để nhận biết triệu chứng này. Cụ thể, khi xương bị phân hủy, canxi sẽ được giải phóng trực tiếp vào máu, làm tăng nồng độ canxi trong máu, gây nên các biểu hiện như: buồn nôn và nôn ói, nhầm lẫn, thường xuyên khát nước, cơ bắp yếu,… Kết hợp với tình trạng ung thư, việc vận động của bệnh nhân sẽ bị cản trở do gãy xương. Triệu chứng này làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và thuyên tắc phổi.

Tế bào ung thư từ phổi di căn tới xương làm xương yếu, dễ dẫn tới gãy xương
Tế bào ung thư từ phổi di căn tới xương làm xương yếu, dễ dẫn tới gãy xương

3. Phương pháp điều trị ung thư phổi di căn xương

Các biện pháp điều trị ung thư phổi di căn đến xương chủ yếu giúp bệnh thuyên giảm, không có khả năng chữa trị tận gốc. Mục tiêu chính của liệu trình điều trị là giảm đau do di căn xương, ngăn ngừa gãy xương và các biến chứng khác. Các lựa chọn điều trị bệnh gồm:

3.1 Liệu pháp điều trị toàn diện

Các biện pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi giai đoạn cuối nói riêng để làm giảm nguy cơ di căn xương gồm:

  • Hóa trị liệu.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích.
  • Liệu pháp miễn dịch.

3.2 Liệu pháp điều trị ung thư phổi di căn xương cục bộ

Liệu pháp này chỉ giải quyết vấn đề liên quan tới di căn xương. Liệu pháp điều trị cục bộ gồm nhiều phương pháp khác nhau, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một hoặc nhiều biện pháp cùng lúc tùy thuộc vào mức độ đau và các biến chứng khác. Các phương pháp thường dùng là:

Sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau xương do ung thư phổi di căn
Sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau xương do ung thư phổi di căn
  • Sử dụng thuốc giảm đau: các thuốc chống viêm hoặc morphine được bác sĩ chỉ định sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau do tế bào ung thư phổi di căn tới xương. Nếu được chỉ định morphine, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Xạ trị: là phương pháp điều trị giảm đau, ngăn ngừa gãy xương và giảm tình trạng chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư phổi di căn tới xương.
  • Được sử dụng để ổn định xương nếu chúng bị gãy hoặc ngăn ngừa nguy cơ gãy xương khi xương bị suy yếu dưới tác động của tế bào ung thư. Nếu khối u tạo áp lực lớn lên tủy sống, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.
  • Điều chỉnh xương: trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng các biện pháp bao gồm dùng thuốc bisphosphonates và denosumab.
  • Phương pháp khác: điều trị bằng hạt nhân phóng xạ, châm cứu,…

4. Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu?

Những bệnh nhân phát hiện ra ung thư phổi di căn giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống quá 5 năm ở mức rất thấp. Tỷ lệ sống sót sau 6 tháng ở những người bị ung thư phổi di căn tới xương là 50%. Tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể tăng lên nếu có những yếu tố thuận lợi như: người bệnh là nữ, chỉ bị ung thư biểu mô tuyến, tế bào ung thư từ phổi chỉ di căn tới một đoạn xương và người bệnh không gặp phải bệnh lý gãy xương. Trong một vài trường hợp hiếm, vẫn có bệnh nhân kéo dài sự sống dù bị ung thư phổi di căn tới xương.

Tỷ lệ sống và thời gian sống của người bệnh ung thư phổi di căn tới xương khá thấp
Tỷ lệ sống và thời gian sống của người bệnh ung thư phổi di căn tới xương khá thấp

Có thể bạn quan tâm:

Hiện nay, tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư phổi đang ngày càng tăng. Do đó, tiên lượng đối với người bị ung thư phổi di căn đến xương đang có xu hướng khả quan hơn so với giai đoạn trước.

Các dấu hiệu ung thư phổi di căn xương rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm để có thể kịp thời điều trị. Do vậy, người bệnh nên chú ý khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị tích cực, hiệu quả. Người trẻ tuổi nên duy trì tần suất khám sàng lọc ung thư định kỳ 1 lần/năm và người lớn tuổi nên đi khám 2 lần/năm. Khi khám sàng lọc, mọi vấn đề bất thường về hô hấp và phổi đều được bác sĩ chuyên khoa hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất