Trang chủ Các bệnh ung thư Núm vú có đốm trắng là biểu hiện của bệnh gì?

Núm vú có đốm trắng là biểu hiện của bệnh gì?

Núm vú có đốm trắng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm nào không? Hãy cùng suckhoechoban đi tìm câu trả lời nhé.

Các đốm trắng ở núm vú là gì?

Quanh núm vú, bạn sẽ thấy những đốm trắng nhỏ nổi lên thì đây chính là những lỗ thoát tuyến dầu giống như trên cơ thể bạn vậy. Nhưng khác ở chỗ tại vị trí núm vú hay đầu ti thì nó có nhiệm vụ tạo độ ẩm, dưỡng da. Ngoài ra những lỗ thoát dầu này còn có khả năng tiệt trùng vùng da quanh đầu ti chính là quầng vú.

Có thể bạn quan tâm:

Mỗi bên núm vú sẽ có khoảng 9 lỗ thoát tuyến dầu. Tùy vào cơ thể của mỗi chị em số lượng các lỗ này có thể là nhiều hơn nhưng cũng có thể là không có.

Núm vú có đốm trắng do tắc lỗ chân lông
Núm vú có đốm trắng do tắc lỗ chân lông

Do đâu núm vu có đốm trắng?

Theo các chuyên gia y tế, các nguyên nhân sau khiến cho núm vú có đốm trắng:

1. Núm vú đốm trắng có phải mang thai không?

Việc đầu núm vú có hạt, đốm trắng có thể là biểu hiện của phụ nữ khi man thai. Phụ nữ mang thai (do có sự thay đổi hormone) sẽ có các đốm trắng li ti xuất hiện ở núm vú và xung quanh quầng vú, người ta gọi đó là hạt Montgomery. Hạt Montgomery là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu, chúng chứa chất nhờn, giúp giữ cho núm vú mềm mại và dẻo dai trong thời kỳ mẹ mang thai và cho con bú.

Các nhà khoa học cũng cho rằng mùi của hạt Montgomery kích thích trẻ bú và giúp trẻ định vị núm vú khi mới bắt đầu bú mẹ. Ngoài ra, những hạt Montgomery còn có vai trò quan trọng trong việc báo cho vú mẹ tiết sữa khi em bé chạm môi vào.

Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone cũng khiến cho nhũ hoa có đốm trắng. Điều đó có nghĩa là không cần phải mang thai hoặc cho con bú, chị em cũng có thể gặp hiện tượng này. Đó là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Các rối loạn khác

Lời khuyên dành cho bạn

Việc núm vú có đốm trắng lúc này là vô hại và không cần điều trị (sẽ biến mất sau khi nồng độ hormone của bạn trở lại bình thường). Vì vậy, chị em không nên nặn những đốm trắng này vì có thể gây nhiễm trùng.

Mặc áo qua chật gây nên những đốm trắng
Mặc áo qua chật gây nên những đốm trắng

2. Vú có đốm trắng do tắc lỗ chân lông và ống dẫn sữa

Khi mẹ cho con bú, sữa chảy ra khỏi núm vú thông qua các tuyến sữa và đôi khi các cục sữa đông có thể làm tắc tuyến sữa, gây các vết phồng rộp sữa màu trắng xung quanh núm.

Lời khuyên dành cho bạn

Khi bé bú sẽ làm cho tuyến sữa không còn tắc nên bạn đừng lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự tắc nghẽn không biến mất sau khi bé bú, bạn có thể bị viêm vú, nhiễm trùng vú.

Nếu bị viêm vú, mẹ bỉm sữa hãy sử dụng một chiếc khăn sạch giặt bằng nước ấm và xoa bóp nhẹ xung quanh đầu vú (đặc biệt là chỗ bị tắc) trước khi cho bé bú.

Nếu các vết tắc vẫn không hết, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật để chích cho các chỗ tắc được thông ra. Tránh để tắc lâu vì có thể dẫn tới áp xe rất nguy hiểm.

Để tránh tình trạng tắc ống dẫn sữa, hãy cho con bú thường xuyên, trong trường hợp không cho bé bú được hãy hút sữa. Tránh để cho bầu ngực của mẹ quá căng tức.

3. Mặc áo ngực quá chật

Mặc áo ngực quá chật trong thời gian cho con bú cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhũ hoa có đốm trắng. Những chiếc áo ngực chật sẽ gây áp lực lên vú, làm bạn bị tắc sữa.

Ngoài ra, mang địu em bé quá chặt cũng có thể gây ra vấn đề này.

Lời khuyên dành cho bạn

Tránh mặc áo ngực chật để ngăn chặn tuyến sữa bị tắc. Tốt nhất nên chọn những loại áo ngực vừa vặn, thoải mái bằng chất liệu cotton hoặc những loại áo chuyên dụng dành riêng cho phụ nữ cho con bú.

4. Nhũ hoa có đốm trắng do nhiễm trùng nấm

Nhiễm trùng nấm (Candida) do các nấm phát triển quá mức ở các vùng ẩm ướt, trong đó vùng núm vú ở mẹ cho con bú dễ bị nhiễm. Trong thai kỳ, hàm lượng estrogen cao làm tăng lượng đường, trong khi nấm ăn đường, dẫn tới mẹ bị nhiễm nấm (có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ).

Ngoài ra, nếu em bé bị bệnh tưa lưỡi – một loại bệnh nhiễm trùng do nấm candida, vú mẹ cũng có thể bị nhiễm nấm khi bé bú.

Khi bị nhiễm nấm, bầu vú mẹ xuất hiện các đốm trắng, kèm hiện tượng đỏ và rất đau. Bệnh cũng sẽ nhanh chóng lây lan sang bé. Dấu hiệu là có những đốm màu trắng, nhạt mọc bên trong miệng của trẻ. Việc này sẽ làm cho trẻ bị đau khi bú mẹ.

Lời khuyên cho bạn

Nếu nhũ hoa có đốm trắng là do mẹ bị nhiễm trùng nấm, hãy uống 3 – 4 ly trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú và sử dụng các loại kem thoa núm vú chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ cũng cần thường xuyên giặt áo ngực và giữ cho ngực khô ráo trong khi điều trị nhiễm trùng nấm vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Vú có đốm trắng do mụn rộp gây nên
Vú có đốm trắng do mụn rộp gây nên

5. Núm vú có đốm trắng do mụn rộp

Virus herpes simplex gây ra tình trạng mụn rộp. Mặc dù loại virus này thường lây nhiễm ở miệng và bộ phận sinh dục, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến vú.

Mụn rộp trông giống như những vết sưng nhỏ chứa đầy chất lỏng và sưng đỏ trên núm vú. Khi vết sưng lành lại, chúng tạo thành vảy. Khi bú mẹ, trẻ có nguy cơ bị những vết sưng tương tự trên da bé.

Lời khuyên cho bạn

Bạn hãy đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng virus trong khoảng một tuần để loại bỏ nhiễm trùng. Trong thời gian này, tuyệt đối không được cho con bú mà cần hút sữa cho đến khi vết mụn rộp khỏi hoàn toàn.

6. Ung thư vú

Nhũ hoa có đốm trắng có thể là do ung thư vú. Mặc dù khả năng này rất thấp, tuy nhiên không phải là không xảy ra.

Nếu bạn thấy các đốm trắng trên vú kèm sốt, vú chảy máu hoặc chảy mủ, thì cần nghĩ ngay đến nguy cơ bị bệnh Paget. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp. Trong bệnh Paget, tế bào ung thư hình thành trong ống dẫn sữa và quầng vú. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đỏ, đóng vảy, ngứa ở núm vú và quầng vú
  • Bong tróc hoặc đóng vảy da núm vú
  • Núm vú dẹt
  • Tiết dịch màu vàng hoặc nhuốm máu từ núm vú

Lời khuyên cho bạn

Nếu các triệu chứng không biến mất sau một hoặc hai tuần, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Paget bằng sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào nhỏ từ núm vú và đưa đi xét nghiệm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh Paget là phẫu thuật loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.

Nên gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Nên gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Có thể bạn quan tâm:

Núm vú có đốm trắng, khi nào đến gặp bác sĩ?

Trong phần lớn các trường hợp, vú có đốm trắng thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ:

  • Khi đã thử áp dụng các phương pháp tại nhà như cho bé bú thường xuyên và xoa bóp bằng khăn ấm mà các nốt đốm trắng có dấu hiệu tăng lên nhiều.
  • Các đốm trắng kèm hiện tượng bị đau nhiều.
  • Núm vú tiết dịch bất thường (không phải là sữa mẹ) hoặc ra máu.
  • Cảm thấy có một khối u trong vú (thông thường nếu có u, chúng ta có thể dùng tay nắn cảm nhận được).
  • Nhũ hoa có đốm trắng kèm hiện tượng sốt.
  • Núm vú bị đóng vảy.
  • Vú thay đổi hình dạng.

Tóm lại, núm vú có đốm trắng thường là hiện tượng phổ biến của chị em trong thời kỳ mang thai và cho con bú hoặc khi bị thay đổi hormone. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan mà cần theo dõi dấu hiệu bất thường của nhũ hoa và nếu cần thiết đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bạn nhé.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất