Co thắt dạ dày là tình trạng các cơ bụng, dạ dày, ruột co lại. Các cơn co thắt có thể từ nhẹ đến nặng, gây đau đớn cho người bệnh. Hầu hết các trường hợp không quá nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề.
Nguyên nhân dẫn đến co thắt dạ dày
Để điều trị co thắt dạ dày hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Có thể bạn quan tâm:
- Mổ ung thư dạ dày hết bao nhiêu tiền, nên mổ ở đâu?
- Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong hiệu quả
- Người bị đau dạ dày nên làm gì? Cách giảm đau nhanh
Làm việc quá sức
Khi làm việc quá sức, các cơ tại bụng có thể bị co thắt, thường xảy ra ở những người hoạt động nặng thường xuyên, nhất là các động tác gập bụng.
Các triệu chứng khác có thể gặp khi làm việc quá sức là:
- Cơ bụng nhạy cảm, đau.
- Khi di chuyển các cơn đau sẽ nặng hơn.
Mất nước
Đổ mồ hôi, nôn, tiêu chảy acó thể dẫn đến tình trạng mất nước, là nguyên nhân gây co thắt các cơ trên cơ thể trong đó có dạ dày. Nguyên nhân là do tình trạng mất nước dẫn đến mất các chất điện giải như natri, canxi, magie. Từ đó, các cơ không thể hoạt động bình thường và xuất hiện tình trạng co thắt.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước là:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Nước tiểu sậm màu.
- Rất khát nước.
Đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng
Khi bị đầy hơi cũng có thể dẫn đến hiện tượng co thắt dạ dày, ruột bởi các cơ quan này đang cố gắng để đẩy hơn ra. Các dấu hiệu khác nhận diện bạn đang bị đầy hơi là: đầy bụng, khó tiêu, bụng căng ấm ách, đau bụng, trung tiện và ợ nhiều.
Bệnh viêm ruột
Các bệnh viêm ruột như Crohn, viêm loét đại tràng đều có thể dẫn tới tình trạng co thắt dạ dày, ruột. Các triệu chứng khác nhận biết bệnh là tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng, sụt cân,…
Hội chứng ruột kích thích
Đây là một rối loạn thường gặp, ảnh hưởng đến ruột già. Hội chứng này thường gây đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày co thắt từng cơn. Đa phần hội chứng ruột kích thích có thể kiểm soát bằng điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống. Nếu bị nặng hơn, có thể sẽ cần dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Viêm dạ dày và viêm dạ dày – ruột non
Đây là tình trạng dạ dày và ruột non bị viêm. Bệnh cũng có thể dẫn đến hiện tượng co thắt dạ dày và những triệu chứng khác như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
Táo bón
Do phải giãn ra để phù hợp với sự gia tăng áp lực nên ruột cũng có thể bị co thắt nếu bạn bị táo bón.
Tắc ruột
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: nhiễm trùng, viêm, vừa mới phẫu thuật (đặc biệt khi mổ ở vùng bụng), dùng ma túy, bệnh nặng, và lối sống thụ động. Tắc ruột khiến ruột căng đầy dịch và khí, gây ra dãn và đau ruột.
Nguyên nhân dẫn đến tắc ruột rất đa dạng như nhiễm trùng, viêm, vừa mới phẫu thuật hoặc lối sống ít vận động. Khi bị tắc ruột, các triệu chứng nhận biết là các cơn co thắt, đau, chướng bụng,…
Co thắt dạ dày trong thai kỳ
Trong thai kỳ, bạn cũng có thể gặp phải các cơn co thắt dạ dày. Hầu hết đây là hiện tượng bình thường và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt với tần suất nhiều, mức độ mạnh và kéo dài thì cần phải đi khám để được tư vấn điều trị.
Cách xử trí co thắt dạ dày hiệu quả
Dưới đây là những cách xử trí hiệu quả nhất.
Dùng mẹo xử trí bằng dân gian
Bạn có thể giảm các cơn đau co thắt dạ dày bằng cách:
- Uống trà gừng: gừng có tính ấm, vị cay, giúp giảm các cơn co thắt hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng tươi hãm với nước nóng. Uống khi ấm và từng ngụm nhỏ để cải thiện tình trạng co thắt.
- Uống trà hoa cúc: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít hoa cúc hãm cùng nước sôi. Uống mỗi ngày để giảm các cơn co thắt xuất hiện trở lại.
- Uống nước gạo: Trong nước gạo có rất nhiều khoáng chất, vitamin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm các cơn co thắt hiệu quả.
- Chườm ấm, tắm nước nóng: cũng là cách được nhiều người áp dụng bởi nhiệt sẽ làm lỏng cơ, giảm co thắt nhanh và hiệu quả.
Khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Các cơn co thắt dạ dày nếu nhẹ có thể tự điều trị được tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng, tần suất xuất hiện nhiều thì cần đi thăm khám để được điều trị.
Việc điều trị các cơn co thắt sẽ dựa vào nguyên nhân. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho sử dụng các thuốc giảm tình trạng này.
Thay đổi thói quen ăn uống, dinh dưỡng
Co thắt dạ dày nên ăn gì?
Người bị tình trạng này nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày:
Gạo
Gạo là thực phẩm phổ biến hàng ngày của con người. Trong gạo chứa nhiều vitamin B và các khoáng chất như Magie, Selen, kẽm, sắt,…Còn hàm lượng cholesterol trong gạo thấp. Vậy nên gạo không chỉ tốt cho sức khỏe hàng ngày. Mà còn giúp tiêu hóa tốt, chuyển hóa năng lượng cần nhất cho cơ thể con người.
Thịt nạc
Bạn nên ăn thịt nạc lợn, bò, gà bởi những loại thịt này có chứa rất nhiều protein cũng như khoáng chất, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chuối
Trong chuối chín có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp nâng cao thể trạng cho cơ thể. Đồng thời, trong chuối chín có chứa nguồn carbohydrate rất dễ tiêu.
- Lòng trắng trứng
Trong trứng có chứa hàm lượng protein cao và rất dễ hấp thu vào cơ thể. Trong lòng trắng trứng sẽ giàu protein và ít chất béo hơn lòng đỏ nên nếu bị co thắt dạ dày thì tốt nhất bạn nên ăn nhiều lòng trắng trứng hơn.
- Sữa chua
Trong sữa chua chứa hàm lượng probiotic rất cao. Giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm co thắt.
- Cá
Trong thịt cá có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và gần như không có chất béo. Hơn nữa, chất béo của cá cũng dễ tiêu hóa hơn các loại thịt. Do đó, cá là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang bị co thắt dạ dày.
- Hạt thì là
Từ lâu, hạt thì là đã được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về dạ dày. Trong đó có chứng đầy hơi, giảm co thắt.
- Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược có tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa tốt như trà hoa cúc, trà gừng,… Bạn có thể nhâm nhi một ly trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Co thắt dạ dày nên kiêng gì?
Với những người bị tình trạng này, cần tuyệt đối tránh các thực phẩm sau:
- Không ăn gia vị cay nóng như ớt, tiêu,…
- Không sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu hoặc đồ uống có gas, chất kích thích.
- Không sử dụng thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối,…
- Tránh các loại thức ăn cứng như gân, sụn,… để giảm tải hoạt động cho dạ dày.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn, đồ đông lạnh như xúc xích, thịt xông khói,…
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư phổi và tổng hợp những thông tin bạn cần biết
- Ung thư tụy nguy hiểm đến cho loài người như thế nào?
Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi
Để hạn chế tình trạng này cũng như các bệnh lý dạ dày khác, bạn cần thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Uống đủ nước, uống nước đúng cách
Tình trạng mất nước cũng có thể dẫn đến các cơn co thắt dạ dày. Do đó, hãy đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, khoảng 2l nước 1 ngày.
- Tập thể dục thường xuyên, hợp lý
Tập thể dục là rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tập thể dục không đúng cách cũng có thể khiến cơ bắp bị căng tức, gây nên chứng co thắt dạ dày. Tốt nhất, hãy tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe bản thân.
- Lối sống khoa học
– Hãy duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
– Ăn đúng bữa, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress.
– Sau khi ăn không nên nằm ngay mà có thể ngồi nghỉ hoặc vận động nhẹ nhàng.
Tổng hợp: suckhoechoban.net