Trang chủ Các bệnh ung thư Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Các điều trị?

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Các điều trị?

Bệnh trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng đau đớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe hàng ngày. Thế nên, câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Trào ngược dạ dày là căn bệnh xảy ra ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam do nhiều người phải chịu ảnh hưởng bởi áp lực, chế độ ăn uống và thói quen sống để hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là bệnh xảy ra do cơ thắt thực quản dưới – có nhiệm vụ đóng mở khi nuốt thức ăn bị giãn hay hoạt động không hiệu quả. Khi phần nối giữa thực quản và dạ dày không đóng kín, dịch dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày để điều trị sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như ung thư dạ dày.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Các triệu chứng trào ngược dạ dày mà bạn cần biết bao gồm:

  • Ợ hơi: Cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến người bệnh không thể giữ khí hơi trong dạ dày và đẩy lên vùng miệng gây triệu chứng ợ hơi.
  • Ợ nóng, ợ chua: Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau. Hơi từ dạ dày thoát lên miệng kèm lẫn theo một ít axit dạ dày sẽ gây cảm giác nóng rát và vị chua ở cuống họng.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng trào ngược dạ dày
Triệu chứng trào ngược dạ dày

  • Đắng miệng: Dịch mật được sinh ra và dự trữ, thường được tiết vào dạ dày để tiêu hóa các chất béo. Chứng trào ngược khiến dịch mật từ trong túi mật tràn vào dạ dày và di chuyển ngược lên cuống họng, khiến người bệnh có cảm giác đắng trong miệng.
  • Tiết nhiều nước bọt: Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, cơ thể sẽ tự động tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường nhằm mục đích trung hòa axit.
  • Khó nuốt: Chứng trào ngược xảy ra nhiều lần gây tổn thương cho thực quản khiến niêm mạc thực quản bị phù nề và sưng tấy. Các triệu chứng kèm theo thường là khó nuốt, cảm thấy ứ nghẹn, vướng thức ăn ở cổ họng…
  • Đau họng: Axit dạ dày trào lên thực quản khi tiếp xúc với dây thanh quản có thể gây viêm, sưng tấy và khàn giọng.
  • Ho hen: Cơn ho do trào ngược thường xuất hiện khi có các triệu chứng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Tình trạng này khiến những giọt axit đọng vào thanh quản hoặc cổ họng, lâu ngày sẽ gây hen.
  • Đau tức ngực: Axit dạ dày trào ngược kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đè ép, thắt ở vùng ngực, xuyên ra lưng, cánh tay… Các triệu chứng này có thể giống như triệu chứng của bệnh tim mạch.
  • Nôn, buồn nôn: Bệnh gây khó chịu trong dạ dày, tạo cảm giác buồn nôn sau khi ăn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng trên… Lâu ngày bạn sẽ thấy chán ăn và không cảm thấy đói.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn cần đi khám bác sĩ. Cần tránh tự ý dùng thuốc hoặc để bệnh tự lành vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn không chủ động trong việc điều trị hoặc tự ý điều trị không đúng cách. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm:

  • Viêm thực quản: Đây là biến chứng do triệu chứng trào ngược axit dạ dày xảy ra liên tục hoặc có thể do nhiễm trùng. Các triệu chứng của viêm thực quản bao gồm đau khi nuốt và cảm giác nóng rát ở thực quản.
  • Chít hẹp thực quản: Người bệnh viêm thực quản nếu không điều trị có thể dẫn đến loét, hẹp thực quản. Các triệu chứng do chít hẹp thực quản bao gồm khó nuốt, đau ngực, nuốt đau…

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

  • Barrett thực quản: Biến chứng này khá nguy hiểm nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào, chỉ xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày thông thường. Để chẩn đoán Barrett thực quản, bạn cần phải xét nghiệm nội soi và sinh thiết đối với các tế bào ung thư và tiền ung thư do có khả năng trở thành ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Các triệu chứng bao gồm nuốt nghẹn, đau sau xương ức, đau dai dẳng, khàn tiếng, sụt cân thất thường…
  • Ảnh hưởng hô hấp: Axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp trên sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Các triệu chứng thường là ho mãn tính, khò khè, khàn giọng…

Trào ngược dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị trào ngược dạ dày

Các cách điều trị trào ngược dạ dày bao gồm:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Có chế độ ăn uống lành mạnh
Có chế độ ăn uống lành mạnh

Có thể bạn quan tâm:

Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên phân ra các thực phẩm nên ăn và nên kiêng như:

  • Thực phẩm nên ăn: Các thực phẩm có khả năng trung hòa axit dạ dày, giàu chất xơ và xây dựng hệ vi khuẩn đường ruột như bánh mì, yến mạch, các loại đậu, sữa chua, nghệ…
  • Thực phẩm nên kiêng: Các thực phẩm có tính axit hoặc làm giãn cơ thắt thực phẩm dưới bạn nên tránh như trái cây có vị chua và axit, thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga…

Trong bữa ăn, bạn cần tránh không nên ăn quá nhiều một lần mà hãy chia thành các bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: [Hỏi đáp bác sĩ] Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?

Dùng thuốc điều trị trào ngược

Hiện nay có các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày như thuốc kháng axit để trung hòa lượng axit dịch vị, giảm đau hay thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giảm tiết axit, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra một số thuốc còn giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương ở thực quản.

Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc có thể tác động đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác đầy bụng và khó tiêu.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. Chỉ cần nhận biết sớm triệu chứng bệnh và áp dụng đúng cách điều trị trào ngược dạ dày, bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về bệnh nữa.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất