Rau củ là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì đang được rất nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Vì sao người bệnh tiểu đường ăn rau để cải thiện lượng đường huyết
Rau củ quả là một trong những món ăn thường thấy và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên và các dưỡng chất như protein, vitamin, chất xơ, chất béo… giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Triệu chứng bệnh tiểu đường mà mọi người cần chú ý
- Bệnh tiểu đường có tiêm vaccine covid được không?
- Dấu hiệu bệnh tiểu đường báo hiệu nguy cơ mắc bệnh cao.
Đối với người bệnh tiểu đường ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc, được áp dụng đầu tiên trong điều trị và duy trì suốt đời. Việc người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì, kiêng gì là vấn đề rất mệt mỏi đối với từng bệnh nhân tiểu đường.
Một chế độ ăn uống không hợp lí không những làm tăng đường huyết mà còn có thể gây tử vong cho người bệnh thông qua những biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não…
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn đủ lượng chất xơ và protein trong chế độ ăn uống. Rau xanh đậm là thực phẩm chứa rất giàu chất xơ, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Lợi ích mà rau mang lại cho người tiểu đường
Rau cung cấp lượng carbohydrate an toàn :
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì rau là nguồn cung cấp lượng carbohydrate an toàn. Những thực phẩm chứa carbohydrate tốt cung cấp cả chất dinh dưỡng và năng lượng, khiến cho chúng trở thành một lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả và bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại rau có hàm lượng GI thấp đến trung bình, chẳng hạn như cà rốt, cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tăng cân.
Rau cung cấp lượng Nitrat cao :
Nitrat là hóa chất tự nhiên chứa trong rau.Ăn thực phẩm tự nhiên, giàu nitrat có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe về tim mạch một cách tổng thể. Khi ăn người bệnh tiểu đường nên chọn các loại rau có hàm lượng nitrat cao tự nhiên như rau diếp, rau cần tây, nước ép củ cải, củ cải đường…
Rau cung cấp chất đạm cần thiết :
Thực phẩm giàu Protein giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn, giảm ham muốn ăn vặt giữa các bữa ăn. Các loại đậu, hạt bí ngô, rau dền giàu protein thực vật lành mạnh, vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết vừa tránh làm đường huyết tăng cao. Người ăn chay trường có thể thêm chúng vào chế độ ăn mỗi ngày.
Rau cung cấp chất xơ dồi dào :
Chất xơ từ rau củ được xem là tốt cho người bệnh tiểu đường. Chất xơ tuy không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng nó lại giúp ích cho vấn đề về tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Chất xơ ở trong hệ tiêu hóa sẽ làm cản trở sự hấp thu đường ở niêm mạc ruột. Nhờ đó, làm chậm quá trình tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường ăn rau cũng sẽ giúp người bệnh no lâu hơn, sẽ ăn ít hơn từ đó kiểm soát được cân nặng.
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì ?
Rau củ quả là nguồn cung cấp lượng chất xơ dồi dào, mà chất xơ lại đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường tăng cường trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đây là một số loại rau củ rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường
Rau diếp cá
Đây là loại rau giàu chất xơ. Ngoài rau diếp, các loại rau màu xanh khác cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Hành tây
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc sử dụng loại rau này giúp làm giảm lượng đường và chất béo trong cơ thể. Bên cạnh đó tăng bài tiết insulin và kích thích hoạt động của enzyme chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh tiểu đường một cách tốt hơn. Người bệnh có thể chế biến hành tây thành các món xào, luộc hay nước ép đều tốt cả.
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Rau bắp cải
Người bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn bắp cải vì loại rau này giúp đảm bảo hoạt động của tuyến tụy, tăng khả năng sản sinh insulin, kiểm soát đường máu trong cơ thể. Bắp cải cũng chứa nhiều vitamin C, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của tim. Nó cũng có hàng tấn chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa bất cứ thứ gì bạn ăn cùng với nó, điều này sẽ giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Rau dền
Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Đó chính là rau dền thuộc loại rau có tính mát, chứa hàm lượng chất xơ, hàm lượng magie cao giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Đối với những bệnh nhân tiểu đường type 2, việc bổ sung rau dền mỗi ngày sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn.
Bông cải xanh
Loại rau này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, trong bông cải xanh có chứa sulforaphane, loại chất này có khả năng kiểm soát lượng đường huyết tốt, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, rau cải xanh tạo cảm giác no lâu, người bệnh ăn vào sẽ không bị thèm ăn, chống béo phì, chất oxy hóa có tác dụng thải độc, bảo vệ cơ thể.
Rau chân vịt
Cải chân vịt hay cải bó xôi rất giàu folate, chất xơ, vitamin A, B, C, E – những vi chất tốt cho người tiểu đường. Ăn loại rau này thường xuyên giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, nhờ đó ổn định lượng đường trong máu sau ăn. Ngoài ra, Cải bó xôi có hàm lượng kali cao, giúp hạ huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kèm theo tăng huyết áp.Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ và nước, giúp nhuận tràng, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.
Rau mồng tơi :
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và “bắt giữ” cholesterol xấu trong thực phẩm. Loại rau này còn tốt cho tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng táo bón ở người tiểu đường.
Rau Măng tây :
Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người tiểu đường, vừa giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, vừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trong măng tây còn có hàm lượng glutathione cực kỳ lớn, giúp tăng cường sản xuất insulin.
Rau cải xoăn
Rau cải xoăn có chứa nhiều vitamin K, A, C, B6 rất tốt cho hệ tim mạch, chống đông máu, và giúp tăng sức đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường.Theo nghiên cứu, chỉ cần dùng 300gr cải xoăn được nấu chín sẽ cung cấp 10% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Hỗ trợ ổn định đường huyết, tăng độ nhạy của insulin.
Ngoài ra, hoạt chất sulfur trong rau cải xoăn có tác dụng mạnh mẽ trong quá trình chuyển hóa đường glucose, giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì cân nặng dễ dàng.
Rau muống
Rau muống tía có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hơn loại rau muống trắng.Trong rau muống tía có chứa một hoạt chất tự nhiên hoạt động tương tự như insulin, bệnh nhân nên lựa chọn loại rau này bổ sung thường xuyên trong bữa ăn để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng như võng mạc, mỡ máu, huyết áp, tim mạch,… ở bệnh nhân tiểu đường lâu năm.
Rau hẹ
Rau hẹ chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, magie, kẽm…có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, hạ mỡ trong máu, ngoài ra hẹ còn giàu chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột làm thông tiện, hạ cholesterol
Bí ngô :
Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống
Cà rốt :
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
Một số lưu ý dành cho người bệnh tiểu đường
Ngoài tuân thủ chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate và calo, giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất, để kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường, người bệnh cần chú ý:
Kiểm tra đường huyết thường xuyên :
Đường huyết và HbA1c là 2 yếu tố quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như hiệu quả kiểm soát bệnh của người bệnh. Thường xuyên kiểm tra đường huyết và chỉ số HbA1c để đảm bảo lượng đường huyết ổn định, không vượt tầm kiểm soát.
Tăng cường tập luyện thể thao :
Những loại hình vận động cũng như các môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,… không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn giúp cơ thể dẻo dai, bền bỉ, điều chỉnh cân nặng hợp lý, tăng sức đề kháng, từ đó tăng hiệu quả điều trị của bệnh tiểu đường.
Hạn chế sử dụng rượu bia chất kích thích :
Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh tiểu đường gây ra.
Tiểu đường là một bệnh khá nguy hiểm và tiến triển nhanh nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần kết hợp với tập luyện thể dục, sinh hoạt điều độ. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc về việc người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì hay rau gì chữa bệnh tiểu đường cũng như một số thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế ăn.
Tổng hợp: suckhoechoban.net