Bệnh tiểu đường là một dạng bệnh lý có thể gây nên những biến chứng về sau tại các bộ phận khác nhau. Từ khoảng thời gian hình thành và phát triển tiểu đường sẽ có những biểu hiện rõ ràng dễ phân biệt. Để ngăn chặn tối đa các hậu quả về sau con người cần có những phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tiểu đường là bệnh gì?
Quá trình sau ăn của con người khiến lượng Carbohydrates từ lượng thức ăn sẽ được chuyển hoá thành đường Glucose. Đây chính là một trong những loại đường có khả năng hấp thu tại thành ruột hoà tan trong máu. Tại thời điểm này tuyến tụy sẽ hoạt động để tiết ra hoocmon Insulin để cung cấp nguồn năng lượng cho toàn cơ thể.
Nếu lượng đường Glucose trong máu vượt mức hoặc quá trình hoạt động của Insulin có vấn đề thì cơ thể không đáp ứng được. Chính lúc này lượng đường có sẵn không thể chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến dư thừa gọi là bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là dạng bệnh trong rối loạn chuyển hóa loại hợp chất Carbohydrate. Điểm xuất phát của bệnh lý chính là bộ phận tuyến tụy hoạt động bị thiếu Insulin. Loại năng lượng làm giảm khả năng trao đổi chất là tăng lượng đường có trong máu lên điểm cao nhất.
Phân loại bệnh tiểu đường
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh lý tiểu đường khác nhau đều gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Cụ thể:
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Đây là một dạng bệnh phát hiện do sự bất thường trong tế bào Langerhans làm giảm lượng Insulin vô cùng nguy hiểm. Đa phần bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em với các triệu chứng tiến triển nhanh chóng.
Nguyên nhân của tiểu đường loại một đến nay vẫn chưa xác định rõ vấn đề. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho ràng tác nhân môi trường và yếu tố di truyền là nguyên tố lớn nhất tạo nên tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 2
Một trong những bệnh lý phổ biến thường xuyên gặp phải ở những người có độ tuổi trên 40 và xu hướng trẻ hóa. Số lượng ca mắc ở những trường hợp này chiếm khoảng 95% trong số người mắc bệnh. Đối với dạng tuýp 2 rất khó phát hiện ra triệu chứng cụ thể.
Tiểu đường trong thai kỳ
Đây là dạng bệnh lý xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai và hết bệnh sau sinh con. Tuy nhiên nếu không có phương án điều trị phù hợp bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây những biến chứng tiêu cực ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Đối với phụ nữ mang thai để có thể duy trì thai nhi cần có nhau thai để kích tô. Chính thành phần này khiến các tế bào kháng lượng Insulin được hiệu quả tốt hơn dẫn đến tuyến tụy không sản xuất kịp hoocmon. Từ đó lượng đường có trong máu tăng lên vượt mức hình thành tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phát hiện với đa dạng các triệu chứng khác nhau rất dễ nhận biết. Cụ thể:
- Đi tiểu nhiều: Nồng độ Glucose cao chính là nguyên nhân dẫn đến lượng glucose có trong nước tiểu tăng lên vượt quá mức hấp thu tại thận. Lúc này một phần đường có trong nước tiểu không thể hấp thu làm tăng áp suất nước tiểu thẩm thấu. Lượng nước khuếch tán và làm tăng nước tiểu gây tiểu đêm nhiều.
- Uống nhiều: Cơ thể mất nước nên luôn gây cảm giác khát nước và uống thường xuyên hơn.
- Ăn nhiều: Cơ thế không có khả năng sử dụng đường để tạo năng lượng nên người bệnh luôn cảm giác thèm ăn.
- Cơ thể gầy đi rõ rệt: Mặc dù ăn nhiều hơn so với thời điểm bình thường nhưng cơ thể vẫn không có đủ năng lượng. Bởi vậy cơ thể bị xanh xao, gầy mòn do phải bù trừ lipid và protid.
- Người mắc bệnh thường gặp các vấn đề mờ mắt, buồn nôn, khô miệng, lở loét,…
Biến chứng nguy hiểm của Bệnh tiểu đường
Khi mắc tiểu đường trong thời gian dài lượng đường trong máu sẽ rất khó kiểm soát. Lúc này các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ tăng cao phát triển nhanh chóng đe dọa đến tính mạng con người.
Khi mắc tiểu đường người bệnh sẽ có nguy cơ cao trong việc biến chứng thành các loại bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim, co thắt, đột quỵ,…. Đồng thời lượng đường dư thừa sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu nuôi dưỡng thần kinh. Nếu kéo dài người bệnh sẽ bị mất cảm giác và gây hại đến hệ tiêu hóa.
Không những vậy bệnh lý còn gây tổn thương lớn đến thận gây suy thận và bệnh lý về thận giai đoạn cuối. Bên cạnh đó khi mắc bệnh tiểu đường các mạch máu tại võng mạc mắt bị tổn thương gây bệnh về mắt nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Hiện tại người mắc bệnh tiểu đường thường sử dụng kết hợp một trong 3 phương pháp điều trị phổ biến. Tất cả các phương pháp đều mang đến hiệu quả kiểm soát lượng đường có trong máu và tránh gây tổn thương đến các bộ phận khác. Cụ thể:
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học chính là liệu pháp an toàn giúp điều chỉnh lượng đường hiệu quả nhất. Điểm chung lớn nhất bạn cần lưu ý đó chính là nhãi thật kỹ và ăn từ tự, điều độ, lành mạnh vào 3 buổi khác nhau.
Không nên ăn quá no, ăn khuya, chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, cân bằng nguồn dinh dưỡng. Đồng thời nhận thức chính xác về lượng vitamin và khoáng chất sử dụng trong một khẩu phần ăn.
Tuy nhiên bởi vì sự thèm ăn nên nhiều người không thể nhận thức được những ham muốn của bản thân. Họ thường bị rối loạn trong nhu cầu ăn uống chính là ăn căng bụng, ăn đồ ăn chứa dầu mỡ,….
Đa phần nhiều người mắc bệnh tiểu đường là do vấn đề giải quyết những cơn thèm ăn tạo ngày đặc biệt để thử món mình yêu thích. Dù bằng cách nào đi nữa việc điều trị thông qua chế độ ăn uống phải được thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Vận động là một cách điều trị bệnh tiểu đường
Liệu pháp vận động chính là liều thuốc điều trị đặc hiệu thúc đẩy lượng Glucose trong máu chuyển đổi thành năng lượng. Đồng thời làm giảm lượng đường có trong máu thông qua cách vận động thường xuyên.
Trong điều trị bệnh lý không phải bất kỳ cách vận động nào cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên các bài tập có nhịp điệu phù hợp với mức độ hơi khó và rèn luyện cơ bắp sẽ hiệu quả hơn các loại vận động trong thi đấu thể thao.
Bên cạnh đó người bệnh thường có xu hướng tăng cường vận động nhưng lại phải bỏ cuộc vì cảm thấy sự khó khăn. Việc tập tăng cường khiến cơ thể bị tổn thương cũng không thể mang đến hiệu quả mong muốn. Tham khảo thêm các bài tập từ chuyên gia và lập chương trình luyện tập thích hợp để có tác dụng cao nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực
- Hội chứng ruột kích thích – Một số biểu hiện cụ thể
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bằng cách sử dụng thuốc là phương pháp kiểm soát đường trong máu với sự hỗ trợ của thuốc trong phạm vi bình thường. Hiện tại có 2 phương pháp sử dụng thuốc điều trị đó là uống hạ đường huyết và tiêm Insulin.
Như chúng ta đã biết bệnh lý tiểu đường gây nên do lượng đường có trong máu tăng cao. Đồng thời tuyến tụy không thể tiết ra lượng Insulin gây nên các triệu chứng của bệnh.
Quá trình điều trị tiểu đường bằng sử dụng thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào lượng Insulin sản xuất ra từ tuyến tụy. Đa phần các trường hợp lượng đường tiết ra trong tuyến tụy dường như không xảy ra.
Biện pháp tiêm lượng Insulin thích hợp được áp dụng trong quá trình tạo đường duy trì ở mức độ phù hợp. Bên cạnh đó uống thuốc hạ đường huyết cũng là cahs mang đến kết quả cao trong điều trị.
Bệnh tiểu đường hiện nay đang được xếp vào danh sách các bệnh gây nguy hiểm nhất. Nếu không đưa ra các phương pháp điều trị chính xác bệnh sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra cho mình cách điều trị kịp thời nhất bạn nhé.